Truy cập nội dung luôn

Đầu tư trên 27 tỷ đồng để bảo tồn và phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương

23-08-2021

Vùng chè đặc sản Tân Cương gồm 6 xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà. Diện tích cây chè hiện có của vùng là hơn 1.400 ha, năng suất bình quân đạt hơn 150 tạ/ha, chủ yếu là giống chè cành lai, chiếm tới 90% diện tích, còn lại là chè trung du.

Đào Đức Hiếu bỏ phố lên rừng với khát vọng đưa trà Việt ra thế giới

16-08-2021

“Hành trình vạn dặm bao giờ cũng bắt đầu từ một bước đi. Biết rằng hành trình này còn nhiều lắm những gian nan. Nhưng không đi thì sao đến” chia sẻ của anh Đào Đức Hiếu về hành trình đưa chè shan tuyết ra thế giới.

Cao chè vằng - Sản phẩm OCOP 4 sao mở hướng làm giàu cho nông dân

10-08-2021

Ở huyện miền núi Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, sản phẩm OCOP - Cao Chè Vằng đang mang lại thu nhập cao, bền vững cho nhiều hộ nông dân.

Bảo tồn và phát triển giống chè Trung du trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

06-08-2021

Chè trung du là giống chè bản địa, được ví như “linh hồn” tạo nên thương hiệu chè Tân Cương. Tuy nhiên, thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, diện tích chè trung du đang ngày càng bị thu hẹp. Nhằm giữ gìn giống chè này, Dự án “Bảo tồn và phát triển giống chè trung du nhằm giữ gìn và phát triển chỉ dẫn địa lý Tân Cương cho sản phẩm chè Thái Nguyên” đã được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả khả quan.

Tuyên Quang: Nông dân tích cực áp dụng chương trình IPM trên cây trồng

06-08-2021

Áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng, là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới, có nhiều ưu việt, đang được người trồng chè tỉnh Tuyên Quang tích cực áp dụng. Phương pháp này đã và đang giúp người dân giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại tồn dư trên sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Không “ngủ quên” sau tôn vinh

04-08-2021

Nhắc đến Thái Nguyên, người dân trong cả nước vẫn ưu ái tôn vinh là vùng đất “Đệ nhất danh trà”. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, giá trị của sản phẩm từ cây chè (đồ uống, thực phẩm, mỹ phẩm, dược liệu...) của tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; toàn bộ chuỗi từ tạo quỹ đất, quy hoạch vùng nguyên liệu, chọn và sản xuất giống chè; trồng, chế biến; tiêu thụ sản phẩm vẫn còn khoảng trống, đứt quãng, lắp ghép…

Đảng bộ xã Phú Đô lãnh đạo phát huy tốt tiềm năng

03-08-2021

Ngay sau đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ xã Phú Đô (Phú Lương) đã tập trung lãnh đạo sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ đặt ra là lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển cây chè, cây trồng thế mạnh của địa phương.

Gìn giữ những vườn chè cổ thụ xứ Cùa

02-08-2021

Nổi tiếng gần xa bởi chất lượng thơm ngon cũng như tuổi thọ, từ lâu những vườn chè cổ thụ trên 100 năm đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Cùa, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ nói riêng và người dân tỉnh Quảng Trị nói chung. Với quyết tâm giữ gìn, bảo vệ và lưu giữ cho con cháu đời sau người dân nơi đây đang chăm sóc, trồng mới thêm loại chè đặc biệt này.

Tiếp tục định hướng sản xuất chè hữu cơ

02-08-2021

Phát huy vị thế “Đệ nhất danh chè”, tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu quy hoạch tổng thể ngành chè theo hướng chất lượng an toàn - sản xuất chè hữu cơ. Từ đó, tạo ra các sản phẩm trà chất lượng cao, an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng, chinh phục thị trường quốc tế.

Cơ cấu các vùng sản xuất chè gắn với chế biến

30-07-2021

Với chủ chương tăng cường chính sách hỗ trợ, cơ cấu lại các vùng sản xuất chè gắn với công nghiệp chế biến, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực phục hồi cây chè trở thành 1 trong 10 cây trồng chủ lực trong thời gian tới.

Trà shan tuyết cổ thụ Phìn Hồ - Đặc sản trứ danh của vùng núi Hà Giang

30-07-2021

Sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu núi cao mát mẻ, môi trường thiên nhiên trong lành, giống trà shan tuyết Phìn Hồ nói riêng nổi tiếng bởi hương vị tinh khiết, đậm đà.

“Tỷ phú” dân tộc Ngái: Nghệ nhân chè làm giàu từ tâm

30-07-2021

Góp mặt tại buổi giao lưu trực tuyến Gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, ông Lê Quang Nghìn là một nghệ nhân chè Tân Cương, một doanh nhân người dân tộc Ngái tiêu biểu ở TP. Thái Nguyên.

Nữ doanh nhân người Hoa Hà Ngọc Quỳnh: "Say" chè để làm nên sự nghiệp từ chè

30-07-2021

Bà Hà Ngọc Quỳnh, dân tộc Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Thuấn Quỳnh, đã dành cả cuộc đời gắn bó với vùng chè của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Bà là người phụ nữ bình dị, có tư duy nhạy bén và có nhiều hành động ý nghĩa vì cộng đồng. Mọi người có thể “say” chè khi uống, còn với bà Quỳnh thì “say” chè khi chế biến và nhìn thấy cây chè góp phần đổi thay vùng đất khó khăn này.

Đánh thức vùng chè Xuân Lương

29-07-2021

Xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chủ yếu là đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống. Nơi đây trồng chè lâu đời, song chỉ khoảng 5 năm nay, vùng đất này mới thực sự khởi sắc từ cây chè. Đặc biệt, thương hiệu chè bản Ven đã được nhiều người biết đến, trong đó pải kể đến sự đóng góp của ông Thân Nhân Khuyến, nguyên Chủ tịch xã Xuân Lương.

Chè ngon, nhà dùng

29-07-2021

Trong bối cảnh xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp ngành chè với phương châm “chè ngon, nhà dùng” đã chuyển hướng về thị trường nội địa, đa dạng mặt hàng, bù đắp một phần doanh thu.

Phát triển làng nghề giúp chè truyền thống Định Hóa khẳng định chất lượng

29-07-2021

Trong những năm gần đây, chè Định Hóa đã bước đầu tạo được uy tín bởi chất lượng, độ an toàn sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, để tiếp tục quảng bá, nâng tầm thương hiệu thì vẫn cần nhiều giải pháp. Và một trong những giải pháp quan trọng được xác định đó là xây dựng, hình thành các làng nghề chè truyền thống để giúp bà con từng bước sản xuất theo hướng khoa học, có sự đoàn kết, định hướng để giúp nhau cùng phát triển.

Xanh mướt chè Khe Mo

28-07-2021

Khe Mo là xã miền núi của huyện Đồng Hỷ, diện tích đất tự nhiên 3.016ha. Những năm gần đây, cây chè phát triển mạnh và được coi là loại cây làm giầu của bà con nông dân ở mảnh đất này.

“Chìa khóa” thúc đẩy nông nghiệp phát triển

28-07-2021

Xác định khoa học kỹ thuật (KHKT) là một trong những yếu tố then chốt trong phát triển sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KHKT trong lĩnh vực này đã được TP. Sông Công quan tâm thực hiện. Từ đó góp phần quan trọng nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng các loại nông sản, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Giữ uy tín, nông dân Thái Nguyên phát bỏ chè quá lứa

28-07-2021

Mặc dù giá chè nguyên liệu đang ở mức cao, từ 23.000 đến 26.000 đồng/kg búp tươi, hái đến đâu tiêu thụ hết đến đấy. Song, do không có nhân lực thu hái dẫn đến chè quá lứa. Để giữ uy tín và thương hiệu chè, người dân nhiều nơi ở vùng chè huyện Đại Từ (Thái Nguyên) phát bỏ chè quá lứa. Qua đây, cho thấy nhân lực nghề chè đang thiếu.

Cây với người một đời chát ngọt

28-07-2021

Một vụ chè nữa vừa thu hoạch. Những gương mặt tươi rói là bằng chứng cho sự đủ đầy của bà con ở xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Lời của ông Trần Minh Hoàn, Chủ tịch UBND xã Hùng Sơn, rằng xưa Hùng Sơn được coi là “vùng đất chết”, làm tôi nhớ đến những câu thơ trong “Bài ca vỡ đất” của Hoàng Trung Thông: “Bàn tay lao động/ Ta gieo sự sống/ Trên từng đất khô…”.