Truy cập nội dung luôn

Ngao du trên những đồi chè

03-11-2022

Các công đoạn làm ra sản phẩm trà bây giờ hầu hết đã được cơ giới hóa để nhanh hơn, nhàn hơn, sạch hơn. Vậy nhưng, riêng khâu thu hoạch chè vẫn do đôi tay con người hái từng búp nhỏ là chính. Và từ bao giờ chẳng rõ, đội ngũ hái chè thuê hình thành. Họ di chuyển từ vùng này sang vùng khác theo tiếng gọi của chè.

Trà sen mới

26-10-2022

Nói đến trà sen là trà được đem ướp sen một cách bài bản. Nghĩa là sen được cho vào lấy gạo, gạo sen là nhụy ở đầu bông sen. Khi bông sen chúm chím, người ta đi thuyền lấy về, tách đôi ra lấy phần gạo sen nhìn như những hạt gạo nếp…

Đại Từ: Sản lượng chè búp tươi ước đạt 68.000 tấn

25-10-2022

Huyện Đại Từ hiện có trên 6.600ha chè, trong đó, diện tích chè kinh doanh là gần 5.800ha. Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng chè búp tươi của toàn huyện ước đạt 68.000 tấn, tương đương 89,5% kế hoạch năm và tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản xuất chè gắn với bảo vệ môi trường

25-10-2022

Đối với những nông dân ở vùng chè nổi tiếng Tân Cương (TP. Thái Nguyên) thì cây chè không chỉ là sinh kế mà còn là nghề mang giá trị truyền thống. Mỗi cây chè, mỗi tấc đất đều chứa tình cảm, gắn bó với cuộc sống của họ. Chính vì vậy mà người dân nơi đây đang thay đổi phương pháp canh tác để xây dựng vùng sản xuất an toàn và phát triển cây chè theo hướng bền vững.

Giữ tinh hoa, hồn cốt vùng chè Tân Cương

30-09-2022

Nhắc đến Thái Nguyên, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới vùng đất Tân Cương (TP. Thái Nguyên) - nơi sản xuất nên sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành thương hiệu. Nơi đây đã được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Chè Tân Cương”. Chính quyền các cấp cũng đang tích cực phối hợp với người dân đẩy mạnh bảo tồn, phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

Du lịch La Bằng, tiềm năng còn bỏ ngỏ

09-08-2022

Ai đã một lần đến La Bằng của huyện Đại Từ (Thái Nguyên) chắc hẳn không khỏi ngỡ ngàng, mê đắm mảnh đất này bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngay tầm mắt, một màu xanh bao la của lúa, của rừng và của những đồi chè san sát. Xa xa, dãy núi Tam Đảo hùng vĩ chở che bản làng thanh bình, trù phú. Tất cả tạo nên một bức tranh quê hữu tình, thơ mộng.

Có một vùng chè trù phú dưới chân Tam Đảo

10-06-2022

Nằm ngay dưới chân dãy núi Tam Đảo, bốn mùa khí hậu mát mẻ, nguồn nước tưới dồi dào chảy ra từ khe núi, vùng chè xã Hoàng Nông (Đại Từ) có một vẻ đẹp mà ít nơi nào có được.

Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

08-06-2022

Những năm qua, chè là cây trồng mũi nhọn của huyện Đại Từ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng, minh bạch về nguồn gốc, huyện Đại Từ đang tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng, quản lý các vùng trồng chè an toàn gắn với cấp mã số vùng trồng.

Khai thác tiềm năng vùng chè La Bằng để phát triển du lịch

27-05-2022

Nằm ở sườn phía Đông dãy núi Tam Đảo, xã La Bằng có điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển cây chè. Sản phẩm chè đặc sản của xã từng được chọn làm quà tặng của Việt Nam tại Hội nghị cấp cao APEC năm 2017. Với địa hình là những sườn đồi, ở giữa là dòng suối Kẹm trong vắt, mát lành chạy len lỏi qua những ghềnh đá, đồi chè đã tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ và cuốn hút. Cùng với cây chè, nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm và du lịch lịch sử.

Nâng cao giá trị sản phẩm chè Đồng Hỷ

26-05-2022

Đồng Hỷ là một trong những vùng chè lớn của tỉnh, với diện tích gần 4.000 ha cùng một số thương hiệu chè đã tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường. Xác định chè là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, những năm qua, huyện đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến chè, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Tân Linh xây dựng vùng chè an toàn quy mô lớn

19-05-2022

Từng là xã nghèo của huyện Đại Từ nhưng những năm gần đây đời sống kinh tế - xã hội ở Tân Linh ngày càng khấm khá. Trong đó, chè được lựa chọn là cây trồng mũi nhọn, đem lại phần lớn thu nhập cho người dân. Vì vậy, cây chè được địa phương và Nhân dân đặc biệt quan tâm phát triển. Đến nay, xã Tân Linh đã trở thành vựa chè lớn nhất của huyện Đại Từ với quy mô hơn 600 ha, được chăm sóc bởi những nông dân có kinh nghiệm, phương pháp canh tác an toàn.

Bên nương chè thuận tự nhiên ở Hoàng Nông

16-05-2022

Ngồi sau xe máy, tôi không dám mở mắt nhìn, bởi phía trước là con đường bằng hai bàn tay lượn lò xo, bên cạnh là sườn núi hun hút. Chỉ cần lỡ một góc cua bất ngờ thì… Nhưng Nghiệp vẫn điềm nhiên tăng ga leo dốc, vừa đi vừa hồn nhiên trò chuyện. Con đường 7km này mỗi ngày cô đi lại mươi lần. Cái xe máy kêu xòng xọc cõng thức ăn cho cây, đồ ăn cho người lên đổ vào vạt rừng tít tắp kia…

Đại Từ: 800 ha chè được cấp mới, cấp lại chứng nhận VietGAP

06-05-2022

Đó là mục tiêu huyện Đại Từ phấn đấu đạt được trong năm 2022, từ đó, nâng tổng diện tích chè được chứng nhận VietGAP lên gần 2.000 ha (chiếm gần 30% tổng diện tích chè toàn huyện).

Phúc Xuân no ấm nhờ cây chè

05-05-2022

Xã Phúc Xuân có trên 300 ha chè, chiếm khoảng 1/5 tổng diện tích chè của toàn TP. Thái Nguyên. Xác định chè là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, những năm qua, xã đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến chè. Qua đó, nâng cao giá trị sản phẩm chè Phúc Xuân, cải thiện đời sống người dân.

Chè Shan tuyết trở thành cây trồng chủ lực của đồng bào dân tộc thiểu số

30-04-2022

Sau gần 20 năm chăm sóc, những đồi chè Shan tuyết ở các xã Huồi Tụ, Mường Lồng, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã dần phủ xanh những ngọn đồi trọc.

Câu chuyện về chè cổ ở xứ chè

28-04-2022

Sự hiện diện của những cây chè đại cổ thụ gần trăm năm tuổi tại vùng chè Tân Cương là chứng nhân của lịch sử cây chè và nghề chè ở Thái Nguyên. Đây chính là những “nhân vật” đặc biệt của “câu chuyện sản phẩm”, khẳng định chất lượng của chè Thái.

Chuyển đổi số: Tạo đà cho La Bằng bứt phá phát triển

27-04-2022

Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về Chương trình Chuyển đổi số, xã La Bằng là một trong hai địa phương cấp xã được chọn làm điểm để triển khai thực hiện, từ đó nhiều tiện ích thiết thực đã mang lại cho người dân, khẳng định hướng đi đúng của xã.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm chè Shan tuyết ở Tủa Chùa

24-04-2022

Nằm ở độ cao hơn 1.400 m so với mực nước biển, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là vùng cao nguyên với thời tiết mát mẻ quanh năm. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt cùng thổ nhưỡng thích hợp đã giúp cây chè Shan tuyết sinh trưởng và gắn bó với mảnh đất Sín Chải tự bao đời nay.

Phú Lương: Nhân rộng mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ

16-04-2022

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lương đang triển khai nhân rộng mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ ở 4 xã: Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc. Đây là các địa phương nằm trong vùng chè trọng điểm của huyện.

TP. Thái Nguyên: Triển khai kế hoạch khôi phục diện tích chè trung du

15-04-2022

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, TP. Thái Nguyên phấn đấu trồng mới, trồng thay thế 300 ha chè trung du - giống chè bản địa, làm nên thương hiệu chè Thái Nguyên.