Truy cập nội dung luôn

Phú Lương: Hỗ trợ khoa học công nghệ, quảng bá thương hiệu chè

17-03-2024

Huyện Phú Lương hiện có hơn 4.000 ha chè. Giai đoạn 2021 - 2023, toàn huyện trồng mới, trồng lại đạt 207,9 ha. Xác định chè là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, huyện đã ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ khoa học công nghệ và quảng bá thương hiệu, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của cây chè.

Hồng trà: Bền vững hay chỉ là “hot trend”?

01-02-2024

Thời gian gần đây, hồng trà luôn được giới thiệu như một sản phẩm mới lạ và độc đáo của nhiều cơ sở sản xuất chè trên địa bàn tỉnh. Loại trà này khác chè truyền thống từ phương pháp chế biến cho đến hương vị. Cùng với đó, hồng trà còn được biết đến với nhiều công dụng trong chăm sóc sức khoẻ…

Lan tỏa hình ảnh ATK Định Hóa qua các sản phẩm trà

15-11-2023

Các sản phẩm của Hợp tác xã (HTX) Nông sản Phú Đạt những năm gần đây đã được người tiêu dùng tin tưởng. Hơn thế nữa, sản phẩm Trà ATK Sơn Phú của HTX Nông sản Phú Đạt còn góp phần quảng bá vùng đất ATK Định Hóa đến với bạn bè gần xa.

Xây dựng Tân Cương trù phú, giàu bản sắc

06-11-2023

Được nhắc đến với danh xưng “đệ nhất danh trà”, Thái Nguyên có nhiều vùng trồng chè đặc sản. Trong đó, Tân Cương là vùng trồng chè nổi tiếng trong tứ đại danh trà của Thái Nguyên. Cây chè đã tạo nên bản sắc, nét văn hóa đặc trưng cũng như giúp người dân Tân Cương làm giàu. Cũng từ nền tảng cây chè, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Tân Cương đã cùng đoàn kết để xây dựng một vùng quê trù phú, đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu.

Công nhận 30 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2023

04-11-2023

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa công nhận 30 sản phẩm của 27 cơ sở công nghiệp nông thôn đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2023. Trong đó có 02 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 27 sản phẩm thuộc nhóm chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm và 01 sản phẩm thuộc nhóm khác.

Phú Hội đi lên từ cây chè

01-10-2023

Xóm Phú Hội, xã Sơn Phú, là một trong những nơi đầu tiên của huyện Định Hóa thực hiện chuyển đổi diện tích chè giống cũ sang các loại chè lai cho năng suất, chất lượng cao hơn. Cây chè đã giúp hàng trăm hộ dân ở Phú Hội có thu nhập ổn định, vươn lên phát triển kinh tế.

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

18-09-2023

Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.

Nguyễn Thị Như Trang: Từ giảng đường đại học đến hành trình bén duyên với trà

05-08-2023

“Hữu xạ tự nhiên hương” - đó là cụm từ được chị Nguyễn Thị Như Trang, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Trà Sơn Dung nói về hành trình bén duyên với cây chè và sản phẩm trà.

Chén trà được mời ở quán ăn sáng

28-07-2023

Quán phở sáng cuối tuần khá đông khách. Xe máy, ô tô đỗ kín đoạn đường Phan Đình Phùng (TP. Thái Nguyên). Tôi ngạc nhiên thấy trước cửa quán quen hôm nay có gì đó khang khác. Thì ra, làm nên sự “khang khác” đó là cái ô màu trắng in dòng chữ màu xanh: Chè Trại Cài. Dưới tán ô có chiếc bàn nhỏ bày vài bộ ấm chén, mấy hộp trà. Hai cô gái nở nụ cười tươi chào những người bước vào quán.

Nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên

06-07-2023

Tận dụng những lợi thế của mô hình kinh tế tập thể, nhất là mô hình hợp tác xã (HTX) trong phát triển ngành chè của Thái Nguyên, những năm qua Liên minh HTX tỉnh đã triển khai, thực hiện nhiều chính sách, chương trình để hỗ trợ, tạo động lực làm đòn bẩy cho các HTX chè nâng cao giá trị và thương hiệu sản phẩm trà Thái Nguyên. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn bà Vũ Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên.

Tăng cường quản lý và phát triển các sản phẩm chè đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

02-07-2023

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học về thực trạng công tác quản lý và phát triển các sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Tham dự có đại diện một số sở, ngành của tỉnh, Đại học Thái Nguyên và các hội thành viên của Liên hiệp Hội.

Nâng cao giá trị và thương hiệu trà Thái Nguyên

23-06-2023

Với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, kỹ thuật trồng, chế biến của người dân, những năm qua, nghề trồng, chế biến trà ở Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ, làm nên thương hiệu “Đệ nhất danh trà Thái Nguyên”, được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến chè còn hạn chế; diện tích chè hữu cơ còn thấp; thu hút doanh nghiệp đầu tư trồng, chế biến chè còn gặp nhiều khó khăn.

Chè Lâm Đồng đạt tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu

15-06-2023

Thống kê đến giữa tháng 6/2023, toàn tỉnh Lâm Đồng đã xuất khẩu hơn 1.700 tấn chè sang 9 thị trường chủ lực; trong đó bao gồm một số thị trường lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3,2 triệu USD.

Đại Từ: Nâng tầm thương hiệu chè

21-05-2023

Đại Từ là huyện có diện tích trồng chè lớn nhất tỉnh với khoảng 6.300 ha. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, do nhu cầu thị trường, huyện đã và đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nồng đượm hương vị “Trà Tứ quý” Hà Thái

14-05-2023

Từ xa xưa, lớp lớp thế hệ cây chè ở La Bằng, âm thầm tích tụ hút khoáng chất trong lòng đất, nhẹ nhàng uống tinh túy, dưỡng chất từ dòng suối Tiên Sa huyền thoại, để bạt ngàn cây chè nảy chồi, vươn búp đón nắng, hứng gió non ngàn tinh khôi, “xây” nên thương hiệu vùng chè nổi tiếng, vươn xa đến các châu lục trên thế giới.

OCOP - nâng tầm giá trị sản phẩm trà Thái Nguyên

26-04-2023

Những năm qua, việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, nâng cao chất lượng, giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Cây chè và các sản phẩm trà làm một trong những nội dung được chú trọng nhất.

Thêm niềm vui cho người dân vùng chè Tân Cương

24-04-2023

Tháng 2 năm 2023, người dân vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên) đón nhận thêm một niềm vui khi Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương, xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phát huy giá trị Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương

09-04-2023

Nghề trồng và chế biến chè ở Tân Cương bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX. Và cho đến nay, những tri thức, bí kíp của nghề trồng và chế biến chè do cha ông truyền lại vẫn được người dân Tân Cương phát huy hiệu quả. Để tôn vinh, lưu giữ những giá trị đó, tháng 2 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương, Thái Nguyên.

Góp đam mê – Xây thương hiệu Chè Trại Cài

01-04-2023

Trên bản đồ vùng đất “Đệ nhất danh Trà” Thái Nguyên có tên trà Đồng Hỷ với vùng chè Trại Cài nổi tiếng. Nhận ra thế mạnh của vùng chè này, anh Dương Quang Phú, ở xóm Trại Cài, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ đã đặt quyết tâm và hy vọng đưa thương hiệu Chè Trại Cài bay xa để góp phần phát triển kinh tế địa phương, cải thiện cuộc sống vốn còn nhiều gian nan, vất vả của người dân trồng chè.

Chàng kỹ sư công nghệ sản xuất chè với 4 chữ An

21-03-2023

Đau đáu với sản phẩm chè an toàn, chàng trai trẻ Nguyễn Thái Ninh - người con của huyện Phú Lương đã và đang kiên trì, miệt mài theo đuổi con đường làm trà với 4 chữ An: An toàn thực phẩm, an tâm truy xuất nguồn gốc, an toàn cho người lao động, an toàn sinh học và môi trường.