Truy cập nội dung luôn

BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH Ở NGƯỜI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024

2024-06-20 17:00:00.0

 

Thực hiện Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 15/3/2024 của UBND tỉnh Thái Nguyên về Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2024. Ngày 20/6/2024, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì sơ kết công tác phòng, chống dịch 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Quang cảnh Hội nghị

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong 6 tháng đầu năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai thực hiện các nội dung, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các giải pháp để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời quán triệt, chỉ đạo đến cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nghiêm túc triển khai, thực hiện đồng thời chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo tại các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh và các nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu được giao tại Kế hoạch số 43/KH-BCĐ ngày 15/3/2024 của UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2024.

Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Thái Nguyên trong 6 tháng đầu năm 2024 không có diễn biến bất thường, các ca bệnh được phát hiện, xử lý kịp thời, không phát sinh ổ dịch mới. Công tác kiểm tra phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ ngày 09/4/2024 đến ngày 26/4/2024, nội dung tập trung công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng mở rộng, bệnh truyền lây từ động vật sang người, sự phối kết hợp giữa y tế và cơ quan thý y tại các đơn vị, địa phương. Các đơn vị đều đảm bảo nội dung phòng chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”, có Quy chế phối hợp công tác liên ngành Y tế - Thú y tại cấp huyện, thành phố; tỷ lệ rà soát và kết quả tiêm chủng mở rộng thực hiện đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Tuy nhiên tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở ngưởi vẫn xuất hiện nhiều ca bệnh ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, có loại bệnh số người mắc tăng giảm ít so với cùng kỳ 2023, một số bệnh lưu hành: như bệnh Sốt xuất huyết 12 ca; bệnh Tay chân miệng 23 ca; COVID-19 104 ca. Một số bệnh dự phòng bằng vắc xin: Sởi/Rubella: ghi nhận 04 ca ; Ho gà: ghi nhận 02 ca; Một số bệnh lây truyền từ động vật sang người: Liên cầu lợn: ghi nhận 02 ca; Bệnh dại: ghi nhận 01 ca; Một số bệnh truyền nhiễm khác: Ghi nhận 1.976 trường hợp cúm, tăng 132%; Viêm não Nhật Bản 01 trường hợp trẻ 07 tuổi, đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin cơ bản phòng bệnh…

Theo dự báo của Bộ Y tế, tình hình các loại dịch bệnh trong năm 2024 sẽ có những diễn biến phức tạp. Đặc biệt, sau đại dịch Covid 19 sẽ xuất hiện nhiều chủng vi rút, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm lây truyền sang người cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại, đến nay đã có 01 người chết vì nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H9N2. Ngoài ra, trong diễn biến phức tạp của thời tiết cũng là tác nhân để các loại dịch bệnh bùng phát, phát sinh.

Để đảm bảo chủ động phòng chống dịch bệnh ở người trong thời gian tới, các địa phương, các cấp, các ngành, đoàn thể  cần xác định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

- Tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Bộ Y tế; Viện chuyên môn; Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh để tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các dịch bệnh mới nổi và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Tăng cường giám sát các dịch bệnh truyền nhiễm như: Sốt xuất huyết, Adeno, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, Cúm A, bệnh Dại, bệnh Sởi,… để chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống dịch bệnh mới nổi, không để dịch chồng dịch.

- Duy trì thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng. Rà soát số liệu, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn, nhất là công tác tiêm bổ sung cho các đối tượng tại trường học chưa đảm bảo đúng liều và thời gian. Đặc biệt chú trọng đến công tác tiêm chủng vắc xin đối với các bệnh đã có vắc xin dự phòng.

- Phối hợp với các đơn vị trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng vắc xin. Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) thực hiện tinh thần Phong trào toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ.

- Tăng cường thực hiện phối hợp liên ngành về phòng chống các bệnh truyền lây từ động vật sang người tại xã/phường/thị trấn.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về phòng chống dịch bệnh; cung cấp thông tin báo chí minh bạch, kịp thời để người dân hiểu, tự giác phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn. Tăng cường hiệu quả triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh.

- Bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế cho công tác phòng, chống dịch bệnh; thường xuyên kiện toàn lực lượng phòng, chống dịch để đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch.

- Tiếp tục quan tâm đào tạo cán bộ về Dịch tễ học thực địa để nâng cao năng lực đánh giá hệ thống giám sát bệnh ưu tiên tại địa phương, xác định các nội dung ứng phó tình hình dịch bệnh truyền nhiễm./.

 

Tin và ảnh: Thái Bình- Hội Nông dân tỉnh

 

 



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 1182968